Tất Tần Tật Thông Tin Về Hợp Đồng Xây Dựng Nhà Ở mới nhất. Việc xây dựng nhà là rất quan trọng, nhưng khâu chuẩn bị hợp đồng xây dựng là quan trọng nhất. Vậy bạn đã biết gì về hợp đồng xây dựng nhà ở chưa? Hợp đồng xây dựng là gì? Có bao nhiêu loại hợp đồng xây dựng? Nội dung ra sao và cần lưu ý những gì?… Bài viết dưới đây sẽ cập nhật tất tần tật những thông tin về hợp đồng xây dựng, hy vọng bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm xây nhà hơn.
Hãy liên hệ đơn vị xaydungquangphuc.com chúng tôi sẵn sàng giải đáp các thắc mắc về vấn đề xây dựng
Phân loại hợp đồng xây dựng nhà ở
Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau. Gồm:
- Hợp đồng tư vấn: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu để thực hiện các công việc tư vấn như: lập quy hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình.
- Hợp đồng thi công xây dựng: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu để thực hiện việc thi công, lắp đặt thiết bị cho công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình;
- Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị: là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Hợp đồng thiết kế- cung ứng vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (hợp dồng EPC): là hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
- Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc: lập dự án; thiết kế; cung ứng vật tư, thiết bị; thi công xây dựng công trình.
-
Hợp đồng xây dựng là gì?
Hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự, do vậy cũng là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên, nhưng là trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 (viết tắt “LXD”) định nghĩa về hợp đồng xây dựng như sau: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng”.
-
Đặc điểm của hợp đồng xây dựng
Thứ nhất, về chủ thể: bao gồm bên giao thầu bên nhận thầu
+ Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
+ Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Tổng kết
Mặc dù được coi là trọn gói và cố định nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì hợp đồng sẽ cần có thỏa thuận cụ thể, tức là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận..