Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cả mẹ và bé, để lại những biến chứng khôn lường. Cùng tìm hiểu về đái tháo đường thai kỳ cũng như những biểu hiện của căn bệnh này tại bài viết dưới đây để kịp thời phát hiện và điều trị, đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi nhé!
Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28. (1)
Nếu bạn bị đái tháo đường trong thai kỳ, không đồng nghĩa với bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Hãy liên hệ đơn vị duongmatmiahathuo.com để nhận các thông tin về đường mía sông thu Bồn và các thông tin khác về sức khỏe
Tiểu đường thai kỳ là gì? nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24-28. Bệnh chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ tự hết sau khi bé chào đời.
Tuy nhiên, nếu bệnh đái tháo đường thai kỳ không được phát hiện sớm sẽ gây nên những biến chứng cho cả mẹ và bé khi sinh và cả khi bé đã trưởng thành.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển, khiến rối loạn việc sản xuất insulin của tụy tạng để điều hoà đường trong máu. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần, do đó xuất hiện hiện tượng “kháng insulin”.
Khi tuỵ tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì đường máu sẽ tăng cao, dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kì
– Do thay đổi hormone: Khi mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nhất định. Đặc biệt, insulin được sản xuất ra để điều hòa glucose cũng bị suy giảm do các hormone nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Từ đó khiến lượng glucose trong máu tăng cao, gây nên nên hiện tượng tiểu đường thai kì.
– Nguyên nhân khác: Nếu mẹ bầu bị béo phì, gia đình có tiền sử bị tiểu đường, từng bị tiểu đường thai kì, mang thai khi đã lớn tuổi, có tiền sử cao huyết áp…
Biến chứng của tiểu đường thai kì
Nếu không theo dõi và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thai kì, mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng sau:
– Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
Tổng kết
Khách hàng đăng ký Thai sản trọn gói được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe mẹ và bé trước khi sinh – trong khi sinh và sau khi sinh một cách đầy đủ, tận tâm.